Cần thiết phải tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT.jpg

Ông Ando Toshiki, Giám đốc Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam (Nguồn Internet)
 

Trao đổi về vấn đề này, phóng viên đã có cuộc phỏng vấn Ông Ando Toshiki, Giám đốc Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Phóng viên: Ông đánh giá thế nào về quyết tâm của Việt Nam trong việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, đảm bảo quyền lợi của thí sinh, đảm bảo chất lượng giáo dục phổ thông và nguồn tuyển vào các đại học trong khi tình hình Covid đang diễn biến phức tạp ở Việt Nam và trên thế giới?

Ông Ando Toshiki: Giai đoạn 1 Việt Nam đã kiểm soát thành công sự lây lan của virus Covid-19 và ghi nhận 100 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng tuy nhiên tới giữa tháng 7 đã phát hiện người nhiễm bệnh mới tại Đà Nẵng.

Trong giai đoạn dịch bệnh, từ sau Tết tất cả các cấp học ở Việt Nam bao gồm cả cấp THPT đều đã thực hiện giảng dạy online. Sau khi dịch bệnh được kiểm soát các em học sinh đã trở lại học bình thường dù khung chương trình có được chỉnh sửa đôi chút cho phù hợp với tình hình, các em học sinh cấp 3 cũng đã kết thúc năm học để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp nhưng thật không may chính thời điểm đó dịch bệnh lại bùng phát trở lại. Tôi nghĩ Chính phủ Việt Nam, đặc biệt là Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, các sở giáo dục và đào tạo đã rất vất vả để đưa ra các giải pháp ứng phó phù hợp với tình hình của dịch bệnh.

Do đánh giá sự tái bùng phát của dịch bệnh Covid-19 tập trung chủ yếu ở thành phố Đà Nẵng nên tôi thấy rằng việc vẫn tổ chức được kỳ thi tốt nghiệp THPT từ ngày 8-10/8 thực sự là rất tốt. Kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT còn được nhiều trường sử dụng để ứng tuyển vào các trường đại học, vì vậy đây là kỳ thi rất quan trọng với học sinh THPT. Việc vừa cân nhắc tới tính chất quan trọng của kỳ thi, vừa đảm bảo an toàn cho thí sinh và những người liên quan, tôi nhận thấy kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức đã thể hiện sự nỗ lực rất lớn của các đơn vị giáo dục của Việt Nam mà trước hết là Bộ Giáo dục và Đào tạo và các sở giáo dục trên cả nước.

Phóng viên: Ông đánh giá như thế nào về phương án của Việt Nam khi chia Kỳ thi thành 2 đợt để đảm bảo tất cả thí sinh đều an toàn về dịch tễ, không trở thành mối lo cho các thí sinh, cán bộ làm thi và cộng đồng?

Ông Ando Toshiki: Kỳ thi được chia 2 giai đoạn dành cho các địa phương đang chịu ảnh hưởng của dịch bệnh và các địa phương đang tạm khống chế được sự lây lan của dịch bệnh là việc làm phù hợp. Kỳ thi sẽ còn được tổ chức ở các địa phương lần này chưa tổ chức được, vì vậy chưa thể đưa ra đánh giá cuối cùng song việc tổ chức 1 kỳ thi mà có ảnh hưởng rất lớn tới cánh cửa vào đại học của học sinh thì việc đảm bảo cơ hội bình đẳng cho các thí sinh là điều rất quan trọng, do đó cách làm của phía Việt Nam là đưa ra giải pháp vừa đảm bảo an toàn cho thí sinh, vừa xây dựng phương án cho tất cả thí sinh toàn quốc đều sẽ được dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT theo tôi là điều rất phù hợp.

Tôi thực sự bày tỏ sự cảm kích tới các cơ quan giáo dục của Việt Nam vì đã đưa ra phương án và có sự chuẩn bị cho việc thực hiện như trên trong bối cảnh dịch bệnh đang lây lan rộng.

Phóng viên: Tất cả các phòng thi đều được khử khuẩn trước và sau mỗi buổi thi; tất cả thí sinh, cán bộ làm thi trước khi vào trường thi đều được đo thân nhiệt, khử khuẩn tay, sử dụng khẩu trang y tế… để đảm bảo trường thi là an toàn về dịch bệnh. Các Điểm thi đều có phòng thi dự phòng để nếu thí sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe sẽ được đưa đến phòng thi riêng này, đảm bảo an toàn cho các thí sinh khác. Mỗi điểm thi đều có lực lượng y tế túc trực để xử lý các vấn đề liên quan đến dịch bệnh nếu phát sinh…

Ông đánh giá như thế nào về các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 tại trường thi này của Việt Nam?

Ông Ando Toshiki: Tôi không nắm rõ được chi tiết toàn bộ các giải pháp hạn chế dịch bệnh Covid-19 ở kỳ thi tốt nghiệp THPT lần này, song tôi hiểu các cơ quan liên quan của Việt Nam mà đứng đầu là Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Y tế đã có sự hợp tác tích cực trong việc đưa ra các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn nhất có thể cho kỳ thi.

Nếu chỉ xem xét về rủi ro lây nhiễm thì để giảm thiểu rủi ro các hoạt động tập trung đông người sẽ được lựa chọn hay nói cách khác là việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ không được lựa chọn. Tuy nhiên, kỳ thi này còn có nhiều yếu tố quan trọng là đánh giá kết quả học tập của học sinh, đánh giá kết quả của giáo dục bậc THPT và là yếu tố xét tuyển đại học nên như đã trình bày ở trên kỳ thi đã được chuẩn bị kỹ càng để đảm bảo cơ hội bình đẳng, tính công bằng cho tất cả các thí sinh.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT được thực hiện là nhờ sự hợp tác của rất nhiều cơ quan liên quan dựa trên các giải pháp cẩn trọng tối đa. Nếu không có trường hợp bị lây nhiễm nào trong việc tổ chức kỳ thi lần này thì điều đó sẽ chứng minh cho những nỗ lực tối đa mà những đơn vị liên quan đã cố gắng.

Phóng viên: Với cách tổ chức và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch trên, ông tin tưởng như thế nào về chất lượng Kỳ thi tốt nghiệp THPT của Việt Nam và chất lượng nguồn tuyển cho các đại học?

Ông Ando Toshiki: Tôi nghĩ về cơ bản kỳ thi đã được tổ chức tốt.

Tôi nghĩ rằng, năm nay, rất khó để có thể hoàn toàn nói rằng các em học sinh tốt nghiệp THPT có được nội dung học như các lứa lớp 12 hàng năm. Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, các sở giáo dục và đào tạo, các trường và các giáo viên đã có những cải tiến tối đa. Do đó lứa học sinh năm nay có lẽ đều có đầy đủ kiến thức cần thiết cho bản thân. Tôi rất cảm kích trong sự nỗ lực của các cơ quan liên quan của Việt Nam vì tương lai của các em học sinh THPT - thế hế trẻ của Việt Nam.

Trân trọng cảm ơn ông đã nhận lời phỏng vấn!