1. Đặt vấn đề
Trong công cuộc đổi mới việc dạy-học ngoại ngữ hiện nay, việc đổi mới phương pháp và công nghệ nhằm mang lại hứng thú cho người học và hiệu quả cao đang là nhu cầu cấp thiết. Các công nghệ Web 2.0 như mạng xã hội có thể đóng góp gì ? Nếu có thì trên phương diện nào và phải được sử dụng như thế nào?
2. Nội dung
2.1 Miêu tả thực nghiệm
Trong khuôn khổ của một nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong giảng dạy tiếng Pháp tại châu Á Thái Bình Dương, một nhóm các nhà nghiên cứu Việt Nam và Pháp đã tiến hành một khóa dạy kỹ năng học tập cho 30 sinh viên Việt Nam và Thái Lan tại 4 trường đại học ở Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh và Thammasat Bangkok.
Trong vòng 4 tháng, các sinh viên đã theo một khóa học từ xa qua Facebook. Chương trình của khóa học dựa trên một giáo án tổng hợp 10 bài tập dạng Tình huống-Vấn đề liên kết với nhau trong một tình huống giả lập có nhan đề “Các Robinsons trong không gian”. Lời giải của các bài tập này thường rất khó, và đòi hỏi nỗ lực tự thân của sinh viên cũng như tinh thần hợp tác giữa họ: đặt tên cho hành tinh mới, làm một sơ đồ các vùng trồng trọt, chăn nuôi và canh gác của hành tinh ấy, tìm một phương thuốc chữa bệnh nhớ nhà, sáng tác một bài hát nhằm động viên tinh thần của các cư dân, thiết kế một chế độ chính trị cho đất nước – hành tinh mới… 30 sinh viên được chia làm 5 nhóm có trộn lẫn sinh viên đến từ các trường khác nhau. Mỗi nhóm có một giáo viên hướng dẫn và một không gian làm việc riêng trên Facebook, cả lớp có một trang Facebook mở.
Mục đích chính của thử nghiệm là giúp sinh viên lĩnh hội các kỹ năng học tập (stratégies d’apprentissage, theo Cyr và Germain, 1998) thông qua những hoạt động hoàn toàn mới lạ với họ, trong một môi trường hoàn toàn mới, với những người bạn mới và qua những kênh giao tiếp mới.
2.2 Phân tích kết quả
Trong khuôn khổ của bài báo này, chúng tôi sẽ không đề cập đến các kết quả chính của nghiên cứu trong lĩnh vực kỹ năng học tập, mà đưa ra những phân tích về vai trò của Facebook trong việc dạy-học ngoại ngữ thu nhận được trong thử nghiệm này.
2.1.1 Tính kết nối của Facebook cho phép chúng ta tiếp cận người học mọi lúc, mọi nơi
Mạng xã hội Facebook ngày càng được giới trẻ sử dụng mọi nơi, mọi lúc và thông qua các điểm truy cập như máy tính cá nhân, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại di động thông minh… biến Facebook thành môi trường học ngoại ngữ cho phép người học học được ở mọi lúc, mọi nơi. Một điều tra sơ bộ trước khi thực hiện thử nghiệm cho thấy 100% sinh viên Khoa tiếng Pháp, Trường Đại học Hà Nội có tài khoản Facebook. Việc sinh viên có thể chủ động về thời gian và địa điểm cho việc học của mình góp phần tăng tính độc lập của họ theo chiều hướng cá nhân hóa việc học, theo khái niệm của Meirieu (1994). Tổng hợp nhật ký của các sinh viên đã tham gia khóa thử nghiệm, chúng tôi nhận thấy rằng sinh viên dành khoảng 4h/tuần cho thử nghiệm, trong khi giáo án chỉ yêu cầu 2h/tuần. Về chất lượng, các sinh viên khi được hỏi đa số đều trả lời rằng họ thích học trên Facebook, vì khi học họ không có cảm giác bị bắt buộc.
2.1.2 Người học đóng vai trò là một chủ thể xã hội
CFCR cho ra đời phương pháp dạy-học ngoại ngữ theo đường hướng hành động coi người học không chỉ là chủ thể giao tiếp (interlocuteur) mà còn lại chủ thể của các hoạt động xã hội (acteur social, theo Conseil de l'Europe, CECR 2001: 15). Facebook là một mạng xã hội, người sử dụng Facebook vì vậy đóng trọn vai trò của một thành viên trong cộng đồng xã hội ấy. Trong thử nghiệm của chúng tôi, tính xã hội thể hiện trước hết trong việc các thành viên trong các nhóm học tự kết nối với nhau qua mạng Facebook (vì trước đó họ hoàn toàn không quen biết nhau) và chủ dộng sự dụng ngôn ngữ đích để làm công cụ trong việc kết nối đó. Trong quá trình học dần dần hình thành một cộng đồng học tập trong đó đóng vai trò nòng cốt là những thành viên tích cực nhất. Việc học trên mạng cho phép các thành viên học theo nhịp độ của mình, vì vậy không tránh khỏi việc người học nhanh, người học chậm. Do áp lực của tiến độ bàn giao kết quả, mối quan hệ tương trợ giữa các thành viên trong mỗi nhóm được hình thành. Quá trình thử nghiệm dài với nhiều khó khăn, trắc trở đã giúp các thành viên trải nghiệm mọi cung bậc của cảm xúc, cả tiêu cực lẫn tích cực và thể hiện các cảm xúc đó bằng ngôn ngữ đích trong không gian làm việc chung trên Facebook.
2.1.3 Các công cụ của Facebook cho phép sử dụng mạng xã hội này như một LMS (môi trường quản lý học tập đa phương tiện)
Ngày nay có rất nhiều LMS với mọi tính năng hỗ trợ giao tiếp và hoạt động nhóm trong học tập từ xa. Tuy nhiên các LMS này thường rất đắt đỏ, hoặc nếu miễn phí thì giao diện buồn tẻ và các chức năng sử dụng phức tạp, yêu cầu người học phải có thời gian để sử dụng thành thạo.
Qua thử nghiệm chúng tôi thấy hoàn toàn có thể sử dụng Facebook như một LMS:
- Công cụ nhóm tương tự như công cụ tạo cours của Moodle, cho phép mở các khóa học mới với độ bảo mật cao (nếu đặt chế độ “secret”).
- Mọi thay đổi dù là nhỏ nhất trong nhóm đều được gửi đến các thành viên ngay lập tức, tính tương tác vì vậy rất cao.
- Giáo viên có thể ra đề bài bằng các post trên tường của nhóm hoặc thông qua công cụ tải file. Sinh viên có thể nộp bài bằng hình thức này. Hạn chế của công cụ này là không có chức năng cho điểm và ấn định hạn cuối nộp bài.
- Công cụ “Question” trong nhóm cho phép tiến hành một điều tra ý kiến bất cứ lúc nào.
- Công cụ chat cho phép mỗi thành viên có thể chat cũng một lúc với tất cả các thành viên trong nhóm và chat song song với mỗi thành viên. Các đoạn hội thoại này giúp tăng cường kỹ năng nói/viết và phản xạ tiếng. Lịch sử mỗi cuộc thoại được lưu trong cửa sổ chat trước khi chúng ta đóng nó, vì vậy cho phép lưu lại để làm các biên bản cuộc họp, rất tốt cho việc luyện kỹ năng đọc-viết ở trình độ cao (B1 trở lên).
- Không giống như các LMS khác, khi các thành viên nộp bài là các file dạng hình ảnh hay âm thanh thì mọi thành viên đều có thể cho chạy file đó trực tiếp trên tường của nhóm. Điều này tăng cường các hoạt động đánh giá giữa người học và làm cho việc học hứng thú hơn.
- Facebook không cho phép chấm điểm, nhưng chức năng “like” cùng các bình luận của mỗi thành viên có thể được sử dụng như một công cụ đánh giá, đặc biệt mạnh trong đánh giá tập thể và tự đánh giá. Ngoài ra, khi viết bình luận, người dùng có thể sửa bài viết của mình, từ đó rèn luyện kỹ năng tự sửa bài viết.
- Các bình luận của Facebook ngắn và có tính phản hồi nhanh, điều đó khuyến khích người dùng viết bằng ngôn ngữ đích.
- Trang mở (public) của Facebook có thể được dùng như một phòng trưng bày sản phẩm, tạo động cơ cho người học trong việc sử dụng ngôn ngữ đích trong nói / viết. Số lượng lượt người tham quan trang mở, “like” các sản phẩm và những bình luận của họ khuyến khích học viên không ngừng cải tạo các sản phẩm của mình. Các trang mở này cũng có thể tạo ra các cộng đồng học tập (communauté d’apprentissage, theo Grégoire, 1998) mở và kết nối người học với các chuyên gia.
3. Kết luận
Các công cụ thông tin và giao tiếp trên Facebook cho phép kết nối người dùng nhanh chóng, thúc đẩy giao tiếp giữa họ và cho phép họ làm việc nhóm. Facebook cũng hỗ trợ tích cực trong việc học kỹ năng viết, quá trình kiểm tra đánh giá theo hướng tích cực. Điều này phù hợp với phương pháp học ngoại ngữ mới, vốn đề cao tính tự chủ của người học và sự hỗ trợ giữa họ. Tuy nhiên, đổi mới công nghệ luôn đi đôi với đổi mới phương pháp dạy-học. Sử dụng Facebook hiệu quả trong dạy-học ngoại ngữ phải đi đôi với việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và kiểm tra-đánh giá theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, người thầy chỉ đóng vai người tư vấn, chỉ đạo và hỗ trợ khi cần thiết. Để sử dụng Facebook hiệu quả, người học cũng phải có thói quen nhất định với ứng dụng này và những hiểu biết tối thiểu về văn hóa mạng xã hội.
Trong công cuộc đổi mới việc dạy-học ngoại ngữ hiện nay, việc đổi mới phương pháp và công nghệ nhằm mang lại hứng thú cho người học và hiệu quả cao đang là nhu cầu cấp thiết. Các công nghệ Web 2.0 như mạng xã hội có thể đóng góp gì ? Nếu có thì trên phương diện nào và phải được sử dụng như thế nào?
2. Nội dung
2.1 Miêu tả thực nghiệm
Trong khuôn khổ của một nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong giảng dạy tiếng Pháp tại châu Á Thái Bình Dương, một nhóm các nhà nghiên cứu Việt Nam và Pháp đã tiến hành một khóa dạy kỹ năng học tập cho 30 sinh viên Việt Nam và Thái Lan tại 4 trường đại học ở Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh và Thammasat Bangkok.
Trong vòng 4 tháng, các sinh viên đã theo một khóa học từ xa qua Facebook. Chương trình của khóa học dựa trên một giáo án tổng hợp 10 bài tập dạng Tình huống-Vấn đề liên kết với nhau trong một tình huống giả lập có nhan đề “Các Robinsons trong không gian”. Lời giải của các bài tập này thường rất khó, và đòi hỏi nỗ lực tự thân của sinh viên cũng như tinh thần hợp tác giữa họ: đặt tên cho hành tinh mới, làm một sơ đồ các vùng trồng trọt, chăn nuôi và canh gác của hành tinh ấy, tìm một phương thuốc chữa bệnh nhớ nhà, sáng tác một bài hát nhằm động viên tinh thần của các cư dân, thiết kế một chế độ chính trị cho đất nước – hành tinh mới… 30 sinh viên được chia làm 5 nhóm có trộn lẫn sinh viên đến từ các trường khác nhau. Mỗi nhóm có một giáo viên hướng dẫn và một không gian làm việc riêng trên Facebook, cả lớp có một trang Facebook mở.
Mục đích chính của thử nghiệm là giúp sinh viên lĩnh hội các kỹ năng học tập (stratégies d’apprentissage, theo Cyr và Germain, 1998) thông qua những hoạt động hoàn toàn mới lạ với họ, trong một môi trường hoàn toàn mới, với những người bạn mới và qua những kênh giao tiếp mới.
2.2 Phân tích kết quả
Trong khuôn khổ của bài báo này, chúng tôi sẽ không đề cập đến các kết quả chính của nghiên cứu trong lĩnh vực kỹ năng học tập, mà đưa ra những phân tích về vai trò của Facebook trong việc dạy-học ngoại ngữ thu nhận được trong thử nghiệm này.
2.1.1 Tính kết nối của Facebook cho phép chúng ta tiếp cận người học mọi lúc, mọi nơi
Mạng xã hội Facebook ngày càng được giới trẻ sử dụng mọi nơi, mọi lúc và thông qua các điểm truy cập như máy tính cá nhân, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại di động thông minh… biến Facebook thành môi trường học ngoại ngữ cho phép người học học được ở mọi lúc, mọi nơi. Một điều tra sơ bộ trước khi thực hiện thử nghiệm cho thấy 100% sinh viên Khoa tiếng Pháp, Trường Đại học Hà Nội có tài khoản Facebook. Việc sinh viên có thể chủ động về thời gian và địa điểm cho việc học của mình góp phần tăng tính độc lập của họ theo chiều hướng cá nhân hóa việc học, theo khái niệm của Meirieu (1994). Tổng hợp nhật ký của các sinh viên đã tham gia khóa thử nghiệm, chúng tôi nhận thấy rằng sinh viên dành khoảng 4h/tuần cho thử nghiệm, trong khi giáo án chỉ yêu cầu 2h/tuần. Về chất lượng, các sinh viên khi được hỏi đa số đều trả lời rằng họ thích học trên Facebook, vì khi học họ không có cảm giác bị bắt buộc.
2.1.2 Người học đóng vai trò là một chủ thể xã hội
CFCR cho ra đời phương pháp dạy-học ngoại ngữ theo đường hướng hành động coi người học không chỉ là chủ thể giao tiếp (interlocuteur) mà còn lại chủ thể của các hoạt động xã hội (acteur social, theo Conseil de l'Europe, CECR 2001: 15). Facebook là một mạng xã hội, người sử dụng Facebook vì vậy đóng trọn vai trò của một thành viên trong cộng đồng xã hội ấy. Trong thử nghiệm của chúng tôi, tính xã hội thể hiện trước hết trong việc các thành viên trong các nhóm học tự kết nối với nhau qua mạng Facebook (vì trước đó họ hoàn toàn không quen biết nhau) và chủ dộng sự dụng ngôn ngữ đích để làm công cụ trong việc kết nối đó. Trong quá trình học dần dần hình thành một cộng đồng học tập trong đó đóng vai trò nòng cốt là những thành viên tích cực nhất. Việc học trên mạng cho phép các thành viên học theo nhịp độ của mình, vì vậy không tránh khỏi việc người học nhanh, người học chậm. Do áp lực của tiến độ bàn giao kết quả, mối quan hệ tương trợ giữa các thành viên trong mỗi nhóm được hình thành. Quá trình thử nghiệm dài với nhiều khó khăn, trắc trở đã giúp các thành viên trải nghiệm mọi cung bậc của cảm xúc, cả tiêu cực lẫn tích cực và thể hiện các cảm xúc đó bằng ngôn ngữ đích trong không gian làm việc chung trên Facebook.
2.1.3 Các công cụ của Facebook cho phép sử dụng mạng xã hội này như một LMS (môi trường quản lý học tập đa phương tiện)
Ngày nay có rất nhiều LMS với mọi tính năng hỗ trợ giao tiếp và hoạt động nhóm trong học tập từ xa. Tuy nhiên các LMS này thường rất đắt đỏ, hoặc nếu miễn phí thì giao diện buồn tẻ và các chức năng sử dụng phức tạp, yêu cầu người học phải có thời gian để sử dụng thành thạo.
Qua thử nghiệm chúng tôi thấy hoàn toàn có thể sử dụng Facebook như một LMS:
- Công cụ nhóm tương tự như công cụ tạo cours của Moodle, cho phép mở các khóa học mới với độ bảo mật cao (nếu đặt chế độ “secret”).
- Mọi thay đổi dù là nhỏ nhất trong nhóm đều được gửi đến các thành viên ngay lập tức, tính tương tác vì vậy rất cao.
- Giáo viên có thể ra đề bài bằng các post trên tường của nhóm hoặc thông qua công cụ tải file. Sinh viên có thể nộp bài bằng hình thức này. Hạn chế của công cụ này là không có chức năng cho điểm và ấn định hạn cuối nộp bài.
- Công cụ “Question” trong nhóm cho phép tiến hành một điều tra ý kiến bất cứ lúc nào.
- Công cụ chat cho phép mỗi thành viên có thể chat cũng một lúc với tất cả các thành viên trong nhóm và chat song song với mỗi thành viên. Các đoạn hội thoại này giúp tăng cường kỹ năng nói/viết và phản xạ tiếng. Lịch sử mỗi cuộc thoại được lưu trong cửa sổ chat trước khi chúng ta đóng nó, vì vậy cho phép lưu lại để làm các biên bản cuộc họp, rất tốt cho việc luyện kỹ năng đọc-viết ở trình độ cao (B1 trở lên).
- Không giống như các LMS khác, khi các thành viên nộp bài là các file dạng hình ảnh hay âm thanh thì mọi thành viên đều có thể cho chạy file đó trực tiếp trên tường của nhóm. Điều này tăng cường các hoạt động đánh giá giữa người học và làm cho việc học hứng thú hơn.
- Facebook không cho phép chấm điểm, nhưng chức năng “like” cùng các bình luận của mỗi thành viên có thể được sử dụng như một công cụ đánh giá, đặc biệt mạnh trong đánh giá tập thể và tự đánh giá. Ngoài ra, khi viết bình luận, người dùng có thể sửa bài viết của mình, từ đó rèn luyện kỹ năng tự sửa bài viết.
- Các bình luận của Facebook ngắn và có tính phản hồi nhanh, điều đó khuyến khích người dùng viết bằng ngôn ngữ đích.
- Trang mở (public) của Facebook có thể được dùng như một phòng trưng bày sản phẩm, tạo động cơ cho người học trong việc sử dụng ngôn ngữ đích trong nói / viết. Số lượng lượt người tham quan trang mở, “like” các sản phẩm và những bình luận của họ khuyến khích học viên không ngừng cải tạo các sản phẩm của mình. Các trang mở này cũng có thể tạo ra các cộng đồng học tập (communauté d’apprentissage, theo Grégoire, 1998) mở và kết nối người học với các chuyên gia.
3. Kết luận
Các công cụ thông tin và giao tiếp trên Facebook cho phép kết nối người dùng nhanh chóng, thúc đẩy giao tiếp giữa họ và cho phép họ làm việc nhóm. Facebook cũng hỗ trợ tích cực trong việc học kỹ năng viết, quá trình kiểm tra đánh giá theo hướng tích cực. Điều này phù hợp với phương pháp học ngoại ngữ mới, vốn đề cao tính tự chủ của người học và sự hỗ trợ giữa họ. Tuy nhiên, đổi mới công nghệ luôn đi đôi với đổi mới phương pháp dạy-học. Sử dụng Facebook hiệu quả trong dạy-học ngoại ngữ phải đi đôi với việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy và kiểm tra-đánh giá theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, người thầy chỉ đóng vai người tư vấn, chỉ đạo và hỗ trợ khi cần thiết. Để sử dụng Facebook hiệu quả, người học cũng phải có thói quen nhất định với ứng dụng này và những hiểu biết tối thiểu về văn hóa mạng xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Conseil de l'Europe. Cadre européen commun de référence pour les langues: apprendre, enseigner, évaluer. Strasbourg: Conseil de l'Europe, division des langues vivantes, 2000.
2. CYR, P., GERMAIN, C., Les stratégies d’apprentissage. Clé International, Paris, 1998.
3. GRÉGOIRE, R. Communauté d’apprentissage, une définition, http://www.fse.ulaval.ca/fac/tact/fr/html/prj-7.1/commune2.html, 1998.
MEIRIEU, P. L’autonomie, http://meirieu.com/DICTIONNAIRE/autonomie.htm, 1994.
2. CYR, P., GERMAIN, C., Les stratégies d’apprentissage. Clé International, Paris, 1998.
3. GRÉGOIRE, R. Communauté d’apprentissage, une définition, http://www.fse.ulaval.ca/fac/tact/fr/html/prj-7.1/commune2.html, 1998.
MEIRIEU, P. L’autonomie, http://meirieu.com/DICTIONNAIRE/autonomie.htm, 1994.