- Mở đầu
Tuy vậy, đối với nhiều giáo viên ngoại ngữ ở Việt Nam, đặc biệt là ở vùng nông thôn, thì việc ứng dụng công nghệ ICT trong giảng dạy không phải lúc nào cũng dễ dàng và hiệu quả. Do đó, bài viết này xin được chia sẻ một số vấn đề mà giáo viên ngoại ngữ có thể quan tâm khi ứng dụng công nghệ ICT trong công việc giảng dạy của mình.
- Một số lưu ý
Công nghệ là thay đổi
Bài viết xin được bắt đầu với một phát biểu mà tác giả cho là rất thú vị và thể hiện rõ bản chất công nghệ ICT của tiến sĩ Thom Thibeault, chuyên gia về ứng dụng ICT trong dạy và học ngoại ngữ của Trường Đại học Samford, Hoa Kỳ: “When it comes to technology, things are always changing and they always will.”, tạm dịch là “Nói đến công nghệ là nói đến sự thay đổi” (Thibeault, 2013). Nói cách khác, công nghệ là phải mang đến sự thay đổi, sự mới mẻ. Tuy nhiên, không phải lúc nào ICT cũng dễ dàng được giáo viên chấp nhận và ứng dụng trong công việc giảng dạy của mình, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam.
Tâm lí ngại thay đổi
Một số nghiên cứu gần đây (Goktas et al, 2009; Umar and Hussin, 2013) cho thấy có một rào cản lớn đối với việc ứng dụng ICT trong giảng dạy ngoại ngữ. Rào cản này bắt nguồn từ chính yếu tố con người, xuất phát từ mỗi giáo viên. Trên thực tế, mỗi người ít nhiều đều trải qua sự thiếu tự tin và tâm lí ngại thay đổi, đặc biệt là khi trải nghiệm các điều mới lạ do công nghệ mang lại. Giáo viên dạy ngoại ngữ cũng không phải ngoại lệ. Chắc chắn nhiều thầy cô giáo cũng ít nhiều trải qua cảm giác e ngại đó. Một số giáo viên chia sẻ rằng họ có cảm giác thiếu tự tin khi sử dụng máy tính hay khi tiếp xúc với các trang thiết bị công nghệ mới. Khi dùng máy tính trong giảng dạy, những giáo viên này chỉ hạn chế ở việc sử dụng chương trình soạn thảo văn bản Word và chương trình trình chiếu Powerpoint. Tuy nhiên, nếu tự tin, sẵn sàng dành thời gian tìm hiểu và sử dụng công nghệ, giáo viên sẽ dần vượt qua được cảm giác e ngại, nhiều người thậm chí còn cảm thấy công nghệ rất thú vị, dần hình thành niềm đam mê và luôn mong chờ được cập nhật những thay đổi mới nhất của công nghệ. Điều này được thể hiện rõ khi có không ít giáo viên ngoại ngữ ở Việt Nam, dù đã có chiếc điện thoại Iphone 5, vẫn tham gia vào dòng người xếp hàng dài để được mua một chiếc điện thoại phiên bản mới hơn là Iphone 5S..
Thiếu động lực thay đổi
Ngoài tâm lí e ngại công nghệ, một số giáo viên còn thiếu động lực để thay đổi và sử dụng công nghệ mới (Goktas et al., 2009; Umar and Hussin, 2013). Không ít giáo viên tự hỏi: Sao phải thay đổi khi mà mọi việc vẫn ổn? Mỗi giáo viên trong thời đại ngày nay đều hiểu rằng các cuộc cách mạng giáo dục ít nhiều đều bắt nguồn từ những thay đổi trong công nghệ, đặc biệt là ICT. Mặc dù ICT không thể thay thế cho giáo viên, nhưng công nghệ này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy. Đúng như chuyên gia giáo dục người Mỹ Ray Clifford đã nhận định: “Technology will not replace teachers, but teachers who use technology will replace those who do not” (tạm dịch là “Công nghệ không thể thay thế giáo viên, nhưng những giáo viên biết công nghệ sẽ thay thế những giáo viên không biết công nghệ”). Do đó, chính giáo viên phải tự xây dựng cho mình một động lực: động lực phải thay đổi, phải học tập để tồn tại và phát triển.
Năng lực tự học
Một lưu ý khác không kém phần quan trọng để giúp giáo viên thành công trong việc ứng dụng ICT trong công việc giảng dạy của mình là tinh thần tự học và sẵn sàng học từ người khác, có thể ngay từ chính học sinh hay sinh viên của mình. Vì công nghệ luôn luôn thay đổi, nên nếu giáo viên không có ý thức tự học và học hỏi từ người khác thì khó có thể ứng dụng ICT để giảng dạy hiệu quả, có thể sẽ nhanh chóng tụt hậu và bị thay thế. Từ đó có thể thấy một phẩm chất rất quan trọng để đảm bảo giáo viên thành công khi ứng dụng ICT trong giảng dạy là ý thức tự học và học hỏi từ người khác.
Thêm vào đó, một số nghiên cứu (Goktas et al., 2009; Umar and Hussin, 2013) chỉ ra rằng hiểu biết về ICT và các kĩ năng cần thiết để ứng dụng ICT của một số giáo viên còn yếu. Ở nước ta, giáo viên ngoại ngữ được đào tạo chủ yếu về kĩ năng sư phạm và ngoại ngữ mà họ sẽ giảng dạy, nhưng rất ít giáo viên được tham gia các khóa học chính thức về sử dụng ICT. Trong hoàn cảnh như vậy, rõ ràng việc ứng dụng ICT thành công hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tự học của giáo viên.
Sáng tạo
Ứng dụng ICT còn đòi hỏi giáo viên phải biết phát huy sự sáng tạo của mình chứ không chỉ dừng lại ở việc chỉ dùng những gì mà người khác đã tạo ra sẵn cho mình. Nếu thiếu sự sáng tạo của giáo viên thì tất cả thành tựu của công nghệ cũng không có nhiều tác dụng trong giảng dạy (Thibeault, 2013). ICT cung cấp cho giáo viên ngoại ngữ nhiều nguồn tư liệu, nhưng thường không phải là ngữ liệu giáo viên có thể dùng ngay để dạy cho học viên của mình. Lúc này, giáo viên cần phải là người sáng tạo, biết sử dụng ICT để tự tạo ra các bài giảng cho riêng mình.
Liên quan đến vấn đề này, cũng cần phải nói thêm là hiện nay trên mạng Internet có rất nhiều bài giảng tiếng Anh miễn phí dưới dạng điện tử (audio hay video) mà giáo viên có thể dễ dàng tiếp cận được. Tuy nhiên, việc các bài giảng này có phù hợp để sử dụng trong lớp học hay không là một vấn đề cần phải cân nhắc, phụ thuộc vào nhiều yếu tố (mục tiêu, phương pháp, nội dung giảng dạy…), nên đòi hỏi giáo viên phải có trách nhiệm cao, có chuyên môn và kiến thức sư phạm tốt.
Một số giáo viên cho rằng việc soạn nội dung trên phầm mềm Powerpoint, hay quay video bài giảng của mình, rồi chiếu lên màn hình cho học viên xem trong giờ học là ứng dụng ICT một cách hiệu quả. Không thể phủ nhận đôi lúc phải giảng giải cho người học về một số qui tắc nhất định của ngôn ngữ đang học. Tuy nhiên, Thibeault (2013) cho rằng cách ứng dụng ICT như vậy không hiệu quả. Ông đưa ra lời khuyên là không nên sử dụng công nghệ mới theo cách thức cũ. (Click vào đường link sau https://www.youtube.com/watch?v=GzEHgVbhdio để xem một clip ví dụ mà Thibeault cho rằng người dạy đã sử dụng công nghệ mới theo cách thức cũ, đã lỗi thời). Tác giả bài viết này hoàn toàn đồng ý với ông ở điểm này vì khi dạy ngoại ngữ thì điều quan trọng nhất là giáo viên phải biết phát huy sự sáng tạo của mình, biết tạo lập môi trường và cơ hội để người học tương tác và rèn luyện các kĩ năng cho chính mình (học ngoại ngữ không phải là học kiến thức về ngoại ngữ hay ngồi nghe và xem người khác nói về ngoại ngữ).
Kĩ năng tìm kiếm thông tin
Giáo viên ngoại ngữ có một thế mạnh: biết ngoại ngữ. Việc biết ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, có thể giúp giáo viên thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm thông tin, một kĩ năng vô cùng quan trọng mà hiện nhiều giáo viên ở Việt Nam còn yếu. Ngày nay, hầu như mọi thông tin cần thiết đều đã có sẵn trên mạng Internet, việc cần làm là phải tìm ra, tìm đúng thông tin mình cần. Hiện có hai công cụ tìm kiếm mà tác giả bài viết này cho là rất hữu ích đối với giáo viên ngoại ngữ: Google và YouTube. Chỉ cần xác định được những từ khóa phù hợp, Google có thể giúp giáo viên tìm ra những thông tin mình cần một cách nhanh chóng. YouTube cũng có thế mạnh riêng, cung cấp từ những video hướng dẫn sử dụng đủ các loại phần mềm đến những clip hướng dẫn chỉnh sửa file âm thanh, hình ảnh, video,… rất hữu ích cho giáo viên soạn bài và giảng dạy. Điều quan trọng là giáo viên phải biết sử dụng thế mạnh ngoại ngữ của mình để tìm kiếm và học tập.
Bài viết xin được bắt đầu với một phát biểu mà tác giả cho là rất thú vị và thể hiện rõ bản chất công nghệ ICT của tiến sĩ Thom Thibeault, chuyên gia về ứng dụng ICT trong dạy và học ngoại ngữ của Trường Đại học Samford, Hoa Kỳ: “When it comes to technology, things are always changing and they always will.”, tạm dịch là “Nói đến công nghệ là nói đến sự thay đổi” (Thibeault, 2013). Nói cách khác, công nghệ là phải mang đến sự thay đổi, sự mới mẻ. Tuy nhiên, không phải lúc nào ICT cũng dễ dàng được giáo viên chấp nhận và ứng dụng trong công việc giảng dạy của mình, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam.
Tâm lí ngại thay đổi
Một số nghiên cứu gần đây (Goktas et al, 2009; Umar and Hussin, 2013) cho thấy có một rào cản lớn đối với việc ứng dụng ICT trong giảng dạy ngoại ngữ. Rào cản này bắt nguồn từ chính yếu tố con người, xuất phát từ mỗi giáo viên. Trên thực tế, mỗi người ít nhiều đều trải qua sự thiếu tự tin và tâm lí ngại thay đổi, đặc biệt là khi trải nghiệm các điều mới lạ do công nghệ mang lại. Giáo viên dạy ngoại ngữ cũng không phải ngoại lệ. Chắc chắn nhiều thầy cô giáo cũng ít nhiều trải qua cảm giác e ngại đó. Một số giáo viên chia sẻ rằng họ có cảm giác thiếu tự tin khi sử dụng máy tính hay khi tiếp xúc với các trang thiết bị công nghệ mới. Khi dùng máy tính trong giảng dạy, những giáo viên này chỉ hạn chế ở việc sử dụng chương trình soạn thảo văn bản Word và chương trình trình chiếu Powerpoint. Tuy nhiên, nếu tự tin, sẵn sàng dành thời gian tìm hiểu và sử dụng công nghệ, giáo viên sẽ dần vượt qua được cảm giác e ngại, nhiều người thậm chí còn cảm thấy công nghệ rất thú vị, dần hình thành niềm đam mê và luôn mong chờ được cập nhật những thay đổi mới nhất của công nghệ. Điều này được thể hiện rõ khi có không ít giáo viên ngoại ngữ ở Việt Nam, dù đã có chiếc điện thoại Iphone 5, vẫn tham gia vào dòng người xếp hàng dài để được mua một chiếc điện thoại phiên bản mới hơn là Iphone 5S..
Thiếu động lực thay đổi
Ngoài tâm lí e ngại công nghệ, một số giáo viên còn thiếu động lực để thay đổi và sử dụng công nghệ mới (Goktas et al., 2009; Umar and Hussin, 2013). Không ít giáo viên tự hỏi: Sao phải thay đổi khi mà mọi việc vẫn ổn? Mỗi giáo viên trong thời đại ngày nay đều hiểu rằng các cuộc cách mạng giáo dục ít nhiều đều bắt nguồn từ những thay đổi trong công nghệ, đặc biệt là ICT. Mặc dù ICT không thể thay thế cho giáo viên, nhưng công nghệ này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy. Đúng như chuyên gia giáo dục người Mỹ Ray Clifford đã nhận định: “Technology will not replace teachers, but teachers who use technology will replace those who do not” (tạm dịch là “Công nghệ không thể thay thế giáo viên, nhưng những giáo viên biết công nghệ sẽ thay thế những giáo viên không biết công nghệ”). Do đó, chính giáo viên phải tự xây dựng cho mình một động lực: động lực phải thay đổi, phải học tập để tồn tại và phát triển.
Năng lực tự học
Một lưu ý khác không kém phần quan trọng để giúp giáo viên thành công trong việc ứng dụng ICT trong công việc giảng dạy của mình là tinh thần tự học và sẵn sàng học từ người khác, có thể ngay từ chính học sinh hay sinh viên của mình. Vì công nghệ luôn luôn thay đổi, nên nếu giáo viên không có ý thức tự học và học hỏi từ người khác thì khó có thể ứng dụng ICT để giảng dạy hiệu quả, có thể sẽ nhanh chóng tụt hậu và bị thay thế. Từ đó có thể thấy một phẩm chất rất quan trọng để đảm bảo giáo viên thành công khi ứng dụng ICT trong giảng dạy là ý thức tự học và học hỏi từ người khác.
Thêm vào đó, một số nghiên cứu (Goktas et al., 2009; Umar and Hussin, 2013) chỉ ra rằng hiểu biết về ICT và các kĩ năng cần thiết để ứng dụng ICT của một số giáo viên còn yếu. Ở nước ta, giáo viên ngoại ngữ được đào tạo chủ yếu về kĩ năng sư phạm và ngoại ngữ mà họ sẽ giảng dạy, nhưng rất ít giáo viên được tham gia các khóa học chính thức về sử dụng ICT. Trong hoàn cảnh như vậy, rõ ràng việc ứng dụng ICT thành công hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tự học của giáo viên.
Sáng tạo
Ứng dụng ICT còn đòi hỏi giáo viên phải biết phát huy sự sáng tạo của mình chứ không chỉ dừng lại ở việc chỉ dùng những gì mà người khác đã tạo ra sẵn cho mình. Nếu thiếu sự sáng tạo của giáo viên thì tất cả thành tựu của công nghệ cũng không có nhiều tác dụng trong giảng dạy (Thibeault, 2013). ICT cung cấp cho giáo viên ngoại ngữ nhiều nguồn tư liệu, nhưng thường không phải là ngữ liệu giáo viên có thể dùng ngay để dạy cho học viên của mình. Lúc này, giáo viên cần phải là người sáng tạo, biết sử dụng ICT để tự tạo ra các bài giảng cho riêng mình.
Liên quan đến vấn đề này, cũng cần phải nói thêm là hiện nay trên mạng Internet có rất nhiều bài giảng tiếng Anh miễn phí dưới dạng điện tử (audio hay video) mà giáo viên có thể dễ dàng tiếp cận được. Tuy nhiên, việc các bài giảng này có phù hợp để sử dụng trong lớp học hay không là một vấn đề cần phải cân nhắc, phụ thuộc vào nhiều yếu tố (mục tiêu, phương pháp, nội dung giảng dạy…), nên đòi hỏi giáo viên phải có trách nhiệm cao, có chuyên môn và kiến thức sư phạm tốt.
Một số giáo viên cho rằng việc soạn nội dung trên phầm mềm Powerpoint, hay quay video bài giảng của mình, rồi chiếu lên màn hình cho học viên xem trong giờ học là ứng dụng ICT một cách hiệu quả. Không thể phủ nhận đôi lúc phải giảng giải cho người học về một số qui tắc nhất định của ngôn ngữ đang học. Tuy nhiên, Thibeault (2013) cho rằng cách ứng dụng ICT như vậy không hiệu quả. Ông đưa ra lời khuyên là không nên sử dụng công nghệ mới theo cách thức cũ. (Click vào đường link sau https://www.youtube.com/watch?v=GzEHgVbhdio để xem một clip ví dụ mà Thibeault cho rằng người dạy đã sử dụng công nghệ mới theo cách thức cũ, đã lỗi thời). Tác giả bài viết này hoàn toàn đồng ý với ông ở điểm này vì khi dạy ngoại ngữ thì điều quan trọng nhất là giáo viên phải biết phát huy sự sáng tạo của mình, biết tạo lập môi trường và cơ hội để người học tương tác và rèn luyện các kĩ năng cho chính mình (học ngoại ngữ không phải là học kiến thức về ngoại ngữ hay ngồi nghe và xem người khác nói về ngoại ngữ).
Kĩ năng tìm kiếm thông tin
Giáo viên ngoại ngữ có một thế mạnh: biết ngoại ngữ. Việc biết ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, có thể giúp giáo viên thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm thông tin, một kĩ năng vô cùng quan trọng mà hiện nhiều giáo viên ở Việt Nam còn yếu. Ngày nay, hầu như mọi thông tin cần thiết đều đã có sẵn trên mạng Internet, việc cần làm là phải tìm ra, tìm đúng thông tin mình cần. Hiện có hai công cụ tìm kiếm mà tác giả bài viết này cho là rất hữu ích đối với giáo viên ngoại ngữ: Google và YouTube. Chỉ cần xác định được những từ khóa phù hợp, Google có thể giúp giáo viên tìm ra những thông tin mình cần một cách nhanh chóng. YouTube cũng có thế mạnh riêng, cung cấp từ những video hướng dẫn sử dụng đủ các loại phần mềm đến những clip hướng dẫn chỉnh sửa file âm thanh, hình ảnh, video,… rất hữu ích cho giáo viên soạn bài và giảng dạy. Điều quan trọng là giáo viên phải biết sử dụng thế mạnh ngoại ngữ của mình để tìm kiếm và học tập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Benson, P. (2011). Teaching and Researching Autonomy in Language Learning. 2nd Edition. Hallow: Longman/Pearson Education.
- Goktas, Y., Yildirim, S. & Yildirim, Z. (2009). Main barriers and possible enablers of ICTs integration into pre-service teacher education programs. Educational Technology & Society, 12 (1), 193 – 204.
- Holec, H. (1981). Autonomy in Foreign Language Learning. Oxford: Pergamon.
- Ismail, N. & Yusof, M. A. M. (2012). Using language learning contracts as a strategy to promote learner autonomy among ESL learners. Procedia – Social and Behavioral Sciences, 66 (2012) 472 – 480.
- Thibeault, T. (2013, December). Introduction to ICT/CALL. ICT Courses for Vietnamese Teachers of English. Lecture conducted in Danang College of Foreign Languages, Danang, Vietnam.
- Thibeault, T. (2013, December). Issues when implementing ICT/CALL. ICT Courses for Vietnamese Teachers of English. Lecture conducted in Danang College of Foreign Languages, Danang, Vietnam.
- Umar, I. N. & Hussin, F. K. (2013). ICT coordinators’ perceptions on ICT practices, barriers and its future in Malaysian secondary schools: Correlation analysis. Procedia – Social and Behavioral Sciences, 116 (2014) 2469 – 2473.
- Rhodes, B. (2009, September 20). Chalk and Talk [video file]. Retrieved March 6, 2014 f-rom https://www.youtube.com/watch?v=GzEHgVbhdio