Tiếng Anh ngày càng phổ biến ở Việt Nam và đã được đưa vào chương trình học tại các cấp học trên toàn quốc. Học sinh, sinh viên Việt Nam từ lâu đã không bị bó buộc trong khuôn khổ của phương pháp dạy học theo trường phái Ngữ pháp Dịch, mà hướng đến nhu cầu thiết thực hơn đó là cải thiện kỹ năng giao tiếp, trong đó việc phát âm rõ ràng đóng vai trò chủ đạo. Do vậy, phương pháp học hướng tới mục đích giao tiếp đã trở thành thuật ngữ bao trùm trong việc thụ đắc ngôn ngữ thứ hai. Rõ ràng là mục tiêu chính của giáo viên đó là đào tạo, huấn luyện sinh viên hoàn thiện hơn trong khả năng giao tiếp trong học tập và công việc (Ric-hards & Renandya, 2002). Như vậy, giao tiếp hiệu quả không thể thực hiện được nếu phát âm không chuẩn, không rõ ràng, chính xác. Nói cách khác, phát âm đóng vai trò trong việc hoàn thiện năng lực giao tiếp (Celce-Murcia, Brinton, & Goodwin, 1996). Do đó, người học cần nỗ lực hơn nữa để có được phát âm chuẩn rõ ràng, và điều này có thể tạo thêm động lực cho người học trong khi học phát âm và cải thiện việc diễn đạt rõ ràng, dễ hiểu. Tuy nhiên, một trong các vấn đề khó khăn mà người học gặp phải đó là phát âm các từ chuẩn, rõ ràng khi giao tiếp hàng ngày. Ở các khu vực thiếu máy tính và công nghệ, cả giáo viên và sinh viên rất vất vả khi học phát âm. Đôi khi, sinh viên chỉ có một nguồn ngữ liệu học phát âm duy nhất đó là việc nghe giáo viên phát âm, và điều này cũng đã ít nhiều ảnh hưởng đến tính hiểu quả của giờ học phát âm. Nhưng các vấn đề này sẽ có thể được giảm thiểu khi sử dụng các chương trình phần mềm luyện âm như Pronunciation Power 1, Pronunciation Power 2. Về cơ bản, lớp học cần được trang bị máy tính, máy chiếu. Chương trình phần mềm luyện âm này khá thân thiện với người sử dụng và có rất nhiều bài học, bài luyện tập phù hợp với trình độ của người học. Khi sử dụng chương trình này, giáo viên và sinh viên cần nghiên cứu kỹ phần phân tích âm và cách phát âm đối với âm tương ứng. Thêm vào đó, chương trình này còn có phần giải thích, hướng dẫn của người bản ngữ. Vì vậy giáo viên có thể khuyến khích sinh viên bắt chước cách phát âm của người bản ngữ và nhắc lại theo người bản ngữ khi luyện tập. Ngoài ra, sinh viên cũng có nhiều cơ hội trải nghiệm các bài học sinh động với hình ảnh minh họa sống động để có thể nắm được các mục tiêu, yêu cầu của từng bài học cụ thể.
II. Các phương pháp dạy phát âm hiệu quả trong lớp học có sử dụng CNTT
Khi giải quyết các vấn đề trong khi dạy về 2 âm /θ/ và /ð/, giáo viên cần lưu ý ghi nhớ các đặc điểm chung của 2 âm (phụ âm xát, môi răng lưỡi) này. Để có thể phát âm chính xác 2 âm này, sinh viên cần đặt đầu lưỡi giữa hai hàm răng phía trước, đẩy luồng hơi qua răng và đầu lưỡi. Âm được phát âm dễ nhất khi ở vị trí đầu tiên của từ (thanks, this, thing), khó hơn một chút khi âm ở vị trí giữa từ (other, weather, author) và khó nhất khi âm ở vị trí cuối từ (with, breathe, fourth) (Lane, 2010). Cách phát âm 2 âm này có thể lồng ghép vào các đặc điểm ngữ pháp sau cùng với sự minh họa từ các bài học trong chương trình phần mềm Pronunciation Power:
mạo từ: the
đại từ chỉ định: this/ that/ these/ those
cấu trúc giới thiệu: there is/ are/ was/ were
so sánh: than
mệnh đề danh ngữ: that
mệnh đề tính ngữ: that
ngôn ngữ chức năng: I think … or I don’t think … (Lane, 2010)
Cách phát âm đối với 4 âm xuýt có thể được hướng dẫn lồng ghép vào các bài học ngữ pháp về đuôi của từ (hiện tại thường, quá khứ thường, số nhiều, sở hữu), vấn đề về số, câu hỏi và mệnh đề tính ngữ có sử dụng từ WHICH
(Lane, 2010).
Giáo viên dạy giờ học phát âm cần tham khảo kỹ lưỡng ví dụ sau đây khi cho sinh viên luyện trên lớp (Lane, 2010).
Hoạt động: luyện âm xuýt: How much oil?
Mục tiêu: kết hợp học phát âm với học về ngôn ngữ chức năng, ngữ pháp, và khuyến khích sinh viên cố gắng phát âm các phụ âm cuối để có thể phát âm rõ ràng và sử dụng ngữ pháp chính xác.
Cách thức:
- Viết các cặp từ khác nhau 1 đơn vị âm, /ʃ/ và /tʃ/. Gạch chân âm trọng tâm. Đọc mẫu các từ này và yêu cầu sinh viên nhắc lại (watch-wash; catch-cash; much-mush; which-wish)
- Giải thích phần phát âm: âm cuối trong từ đầu tiên ở mỗi cặp từ bắt đầu với âm /t/. 2 từ, watch và catch đều có thể hiện chữ cái “t” và có âm /t/ nhưng với 2 từ much và which, thì không thể hiện chữ cái “t” nhưng khi phiên âm ra vẫn có âm /t/. Âm này sẽ không được phát âm như một âm riêng biệt. Thực hiện lại tất cả các bước nêu trên thông qua các bài học phù hợp trong Chương trình phần mềm Pronunciation Power. Đồng thời cho sinh viên thực hành với phần giảng bài của người bản ngữ.
- Trên bảng viết các câu hỏi về giá dầu, sử dụng How much.
How much is a gallon (4 liters) of gasoline now in your country?
How much was a gallon of gas two years ago in your country?
- Đọc mẫu các câu hỏi này. Sinh viên nhắc lại. Giáo viên nghe và đưa ra nhận xét về phần phát âm từ much của sinh viên.
- Chọn một hoặc hai sinh viên đọc mẫu các câu hỏi ở trên bảng sau đó nhận xét về phần phát âm của sinh viên.
- Sau khi phần luyện âm kết thúc, ôn tập lại kiến thức cần nhớ cho sinh viên và đưa ra nhận xét về phần phát âm của sinh viên.
Khi dạy phần phụ âm cuối, các tổ hợp phụ âm cuối và phụ âm hữu thanh ở cuối từ, giáo viên có thể tham khảo hoạt động sau khi dạy phát âm trên lớp (Lane, 2010).
Hoạt động: nhận biết và phát âm phụ âm cuối, các tổ hợp phụ âm cuối và phụ âm hữu thanh ở cuối từ.
Mục đích: khuyến khích sinh viên phát âm các phụ âm cuối để có thể phát âm rõ ràng và sử dụng ngữ pháp chính xác.
Bài 1 | ||||
A | B | A | B |
|
1. BELL | BELT | 2. SHORE | SHORT | |
3. FAX | FAXED | 4. DOG | DOGS | |
5. PICK | PICKED | 6. WATCH | WATCHED | |
7. THANK | THANKED | 8. PLAN | PLANT | |
Bài 2 |
||||
9. ADVISE | ADVICE | 10. PIG | PICK | |
11. RISE | RICE | 12. PEAS | PIECE | |
13. BAG | BACK | 14. (TO) USE | USE | |
15. HAVE | HALF | 16. SAID | SET |
- Sinh viên nghe các cặp từ trong bài 2, sau đó nhắc lại. Giáo viên cần giải thích rằng nhóm những từ đầu tiên trong bài 2 đều kết thúc là âm hữu thanh (dây thanh âm rung), và phần phát âm các nguyên âm cần dài hơn. Nhóm từ thứ 2 trong bài 2 kết thúc là âm vô thanh (dây thanh âm không rung), và phần phát âm các nguyên âm sẽ ngắn hơn.
- Sinh viên nghe một từ trong từng cặp từ ở bài 2 một lần nữa và khoanh tròn từ mình nghe được.
- Sinh viên luyện tập theo cặp các từ trong bài 2. Sau đó từng sinh viên sẽ đọc 1 từ trong mỗi cặp và sinh viên còn lại sẽ xác định từ đó.
- Sau bài luyện theo cặp, giáo viên yêu cầu từng sinh viên chọn một cặp từ và phát âm một từ cụ thể. Cả lớp sẽ xác định từ được đọc.
- Yêu cầu từng sinh viên chọn một cặp từ trong tài liệu và đặt một câu có cả 2 từ đó. Sau đó các sinh viên đọc lại câu mình đặt cho các bạn nghe.
III. Đề xuất
Khi dạy phần phụ âm, các giao viên nên cân nhắc việc bao gồm các khía cạnh về phát âm khi chuẩn bị bài, để có thể giúp sinh viên ý thức hơn về việc học của mình. (Kelly, 2000). Trong số các phương pháp hỗ trợ hiệu quả sinh viên học tốt phần phát âm ở trên lớp, hoạt động nghe và nhắc lại khá hữu hiệu khi sinh viên có cơ hội tạo âm đúng khi luyện tập phần phát âm với chương trình phần mềm Pronunciation Power. Bên cạnh đó, phần giải thích cách phát âm cụ thể, dễ hiểu giúp sinh viên cải thiện phần phát âm của mình.
Hiện nay phát âm chuẩn, dễ hiểu được xem là một phần không thể thiếu của năng lực giao tiếp hiệu quả (Morley, 1991). Các giáo viên dạy tiếng cần lưu ý rằng, mục tiêu của phần phát âm từ lâu đã không phải là phải phát âm thật chuẩn; mà là hướng đến sự rõ ràng, dễ nghe, dễ hiểu, tự tin, việc phát triển kỹ năng, chiến lược diễn đạt để có thể sử dụng, giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Các sinh viên cũng cần lưu ý rằng, học phát âm tốt sẽ giúp có được chất giọng và phát âm gần giống với người bản ngữ, tăng sự tự tin khi giao tiếp và bổ sung các kiến thức ngôn ngữ cần thiết. Theo Gilakjani (2012), giáo viên dạy tiếng có thể giúp sinh viên thông qua việc nhấn mạnh các yếu tố về âm, âm tiết, trọng âm và ngữ điệu. Cụ thể, giáo viên chủ động khuyến khích sinh viên thường xuyên luyện tập trên lớp, tự học phát âm ở nhà, nâng cao nhận thức của sinh viên về phát âm và các kỹ năng giao tiếp mọi lúc, mọi nơi (Gilakjani, 2012). Có rất nhiều phương pháp hiệu giúp sinh viên luyện phát âm. Đối với việc dạy và học phát âm ở Việt Nam, giáo viên có thể tham khảo các phương pháp sau:
- Trong giờ học phát âm, giáo viên nên áp dụng một số phương pháp dạy học vui nhộn để sinh viên không cảm thấy ngại khi tham gia vào các hoạt động học tập trên lớp.
- Giáo viên cũng cần trang bị cho mình những kiến thức cập nhật về CNTT để có thể sử dụng thành thạo công nghệ khi dạy phát âm ở trên lớp. Ví dụ, việc sử dụng các thiết bị nghe nhìn cũng có thể giúp sinh viên cải thiện phần phát âm của mình.
- Giáo viên cũng nên giới thiệu Hệ thống ký hiệu phiên âm quốc tế, giúp sinh viên có thể tự đọc các từ mới khi không có sự hỗ trợ của giáo viên.
- Trong giờ học phát âm, giáo viên nên nói chậm, chuẩn to, rõ ràng. Như vậy nếu lắng nghe giáo viên chăm chú, sinh viên cũng có thể tự cải thiện phần phát âm của mình.
IV. Kết luận
Tóm lại, một trong những phương pháp tốt nhất trong việc thụ đắc ngôn ngữ đó tham gia một cách hăng say trong những môi trường học tập có tính tương tác cao và CNTT, cụ thể là Internet được xem như công cụ hữu hiệu hỗ trợ cho việc thụ đắc ngôn ngữ (Wang, 2005). Do đó, sinh viên sẽ tham gia tích cực hơn vào các hoạt động trên lớp, ví dụ như, thảo luận, trao đổi ý kiến, giải quyết vấn đề và phát triển kỹ năng tư duy có phán xét (Lavin, Korte, & Davies, 2011). Rõ ràng là sự nhận thức bản thân và ý thức về thành quả của người nói khá gần với việc giao tiếp hiệu quả. Giáo viên cần cố gắng thiết lập mối quan hệ mật thiết giữa phát âm và giao tiếp để sinh viên có thể có thêm động lực trong việc nỗ lực hướng đến giao tiếp hiệu quả với người bản ngữ. Như vậy phát âm nên được hướng tới mục tiêu giao tiếp hiệu quả, đồng thời người học cũng cần nhận thức được rằng phát âm rõ ràng sẽ giúp ích rất nhiều trong các công việc giao tiếp hàng ngày. (Gilakjani, 2012). Ngoài ra, mục tiêu của việc sử dụng CNTT trong lớp học sẽ góp phần giúp sinh viên vượt qua được phần nào những khó khăn trong học tập. Điều này sẽ mang lại những thay đổi tích cực trong lớp và giúp sinh viên tự tin hơn khi sử dụng CNTT và có thêm cơ hội để đạt được nhiều mục tiêu trong học tập (Ezziane, 2007).
Ezziane, Z. (2007). Information Technology Literacy: Implications on Teaching and Learning. Education Technology & Society, 10(3), 175-191.
Gilakjani, A. P. (2012). Goals of English Pronunciation Instruction. International Journal of Language Teaching and Research, 1(1), 4-8.
Kelly, G. (2000). How to Teach Pronunciation: Pearson Education Limited.
Lane, L. (2010). Tips for Teaching Pronunciation - A practical approach: Pearson Education ESL.
Lavin, A. M., Korte, L., & Davies, T. L. (2011). The impact of classroom technology on student behavior. Journal of Technology Research, 1-13.
Mills, S. C. (2006). Using the Internet for Active Teaching and Learning: Pearson Education, Inc.
Morley, J. (1991). The Pronunciation Component in Teaching English to Speakers of Other Languages. TESOL Quarterly, 25(3), 481-520.
Ric-hards, J. C., & Renandya, W. A. (2002). Methodology in Language Teaching: An Anthology of Current Practice: Cambridge University Press.
Wang, L. (2005). The Advantages of Using Techonology in Second Language Education. T.H.E. Journal, 32(10), 38-42.
Wheeler, S. (2000). The Role of Teacher in the Use of ICT. Paper presented at the National Czech Teachers Conference University of Western Bohemia, Czech Republic.