ICT là công cụ hỗ trợ, không phải là mục đích cuối cùng
Việc biết ngoại ngữ cũng giúp nhiều giáo viên có điều kiện tìm hiểu sâu về công nghệ. Từ đó, một số giáo viên hình thành niềm đam mê công nghệ. Việc tìm hiểu và đam mê công nghệ là rất tốt, nhưng không nên thái quá. Trong một lớp học ngoại ngữ, công nghệ không phải là đích đến cuối cùng, mà đóng vai trò hỗ trợ, giúp cho giáo viên và học viên giảng dạy và học tập hiệu quả hơn. Nói cách khác, trong lớp học, giáo viên luôn phải ghi nhớ mục đích cuối cùng là chất lượng dạy và học, ICT là công cụ hỗ trợ. Do đó, một giáo viên ngoại ngữ không nên quá sa đà vào công nghệ mà quên mất nhiệm vụ chính của mình: giảng dạy.
Bình tĩnh và kiên nhẫn
Khi làm việc với ICT, giáo viên cũng cần phải chuẩn bị tinh thần cho tình huống mọi việc không diễn ra như ý muốn của mình. Đôi khi giáo viên gặp những sự cố kĩ thuật ngoài ý muốn và rất dễ trở nên mất kiên nhẫn với chiếc máy tính của mình. Ví dụ, khi cần trình chiếu, vì một lí do nào đó mà máy tính lại không thể kết nối với máy chiếu. Vấn đề có thể đơn giản chỉ nằm ở cái giắc cắm, hoặc đơn giản chỉ cần khởi động lại máy tính là giải quyết được. Tuy nhiên, nếu mất bình tĩnh, có thể giáo viên sẽ không khắc phục được và trục trặc tưởng như rất nhỏ đó có thể sẽ làm hỏng cả một bài giảng đã được chuẩn bị công phu từ trước đó. Có thể thấy bình tĩnh và kiên nhẫn cũng là những yếu tố cần có khi ứng dụng ICT.
Ý thức tự chủ của người học
Ý thức tự chủ trong học tập của người học cũng là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới mức độ hiệu quả của việc ứng dụng ICT. Rất may mắn là ngày nay nhiều người học có ý thức tự chủ cao. Tuy vậy, không thể nói là không có nhiều người học ý thức tự chủ còn thấp (Ismail and Yusof, 2012). Thêm vào đó, sự cám dỗ là rất lớn khi học viên được sử dụng các thiết bị công nghệ cao (máy tính, điện thoại, máy tính bảng), dẫn tới hiện tượng nhiều học viên thích đọc báo hay chơi game thay vì sử dụng các thiết bị này để học tập. Vấn đề này đòi hỏi giáo viên phải có khả năng kiểm soát và tổ chức lớp học tốt, phải tạo ra các cơ hội tương tác nhiều hơn cho học viên, làm bài giảng sinh động và hấp dẫn hơn.
Kĩ năng máy tính của người học
Cũng cần phải lưu ý thêm một thực tế là có một số học viên gặp khó khăn khi sử dụng máy tính, đặc biệt khi học viên được học trong các phòng học trang bị công nghệ cao như phòng học đa phương tiện multi-media. Ở một số trường học, học viên không được thường xuyên sử dụng phòng học loại này (thường thì chỉ 1 hoặc 2 tiết/tuần), nên nhiều học viên học sử dụng thiết bị xong rồi lại quên. Thêm vào đó, thời lượng học trong các phòng học loại này thường ngắn, học viên chưa kịp làm quen với thiết bị, còn đang tìm hiểu cách sử dụng hay tìm kiếm thông tin thì đã hết thời gian học. Giải quyết vấn đề này không khó, giáo viên (nếu có sự hỗ trợ của nhân viên kĩ thuật thì càng tốt) nên tổ chức một vài buổi giúp học viên làm quen với trang thiết bị trước khi tham gia học.
Ngoài những lưu ý nêu trên, còn một số vấn đề sau mà giáo viên có thể phải lưu tâm khi ứng dụng ICT trong giảng dạy:
Về cơ sở vật chất
Giáo viên phải biết rõ ở cơ sở đào tạo của mình có thể truy cập được Internet hay không, đường truyền có đáng tin cậy không, có đủ nhanh để tải các file audio, video hay game không, có sẵn máy tính để dùng không hay phải tự trang bị … Nắm bắt được các vấn đề này sẽ giúp giáo viên có được sự chuẩn bị tốt nhất trước khi lên lớp, tránh rơi vào tình huống không thể dạy được nội dung mong muốn mặc dù đã chuẩn bị trước cẩn thận.
Về thời gian
Giáo viên cũng cần phải xác định liệu họ có đủ thời gian dành cho việc sử dụng ICT trong giảng dạy, soạn bài hay không, có thời gian để tìm hiểu và nâng cao kĩ năng sử dụng công nghệ hay không, việc sử dụng ICT có giúp giáo viên giảm bớt thời gian soạn bài hay lại làm mất thêm thời gian… Giáo viên cũng cần phải trả lời các câu hỏi trên để có thể quản lí thời gian của mình một cách hiệu quả. Cũng cần lưu ý là ban đầu việc học sử dụng ICT thường mất nhiều thời gian, nhưng sau khi đã thành thạo, ICT sẽ giúp giáo viên giảm đáng kể thời lượng chuẩn bị bài.
Về hiệu quả đào tạo và tính kinh tế
Nhiều nhà quản lí ủng hộ các sáng kiến đổi mới, đặc biệt là việc ứng dụng ICT và sẵn sàng đầu tư cho giáo viên học tập, nâng cao kĩ năng sử dụng ICT và nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ cho ứng dụng ICT vào giảng dạy. Tuy nhiên, các nhà quản lí cũng luôn phải tính đến tính hiệu quả và tính kinh tế của các quyết định của mình. Do đó, từ phía mình, giáo viên cũng cần phải chứng minh cho các nhà quản lí thấy được ứng dụng ICT là hiệu quả (chứ không phải ngược lại). Và về dài hạn, ở chừng mực nào đó giáo viên cũng nên cố gắng chứng minh việc ứng dụng ICT sẽ đem lại lợi ích cả về chất lượng đào tạo và kinh tế cho cơ sở giáo dục của mình.
Về bản quyền
Trong thời đại hiện nay, bản quyền cần phải được tôn trọng. Mọi thông tin được sử dụng cần phải được cho phép và phải được trích dẫn đầy đủ. Ngoài ra, hiện có rất nhiều phần mềm miễn phí trên mạng Internet cho phép giáo viên sử dụng trong giảng dạy.
Việc biết ngoại ngữ cũng giúp nhiều giáo viên có điều kiện tìm hiểu sâu về công nghệ. Từ đó, một số giáo viên hình thành niềm đam mê công nghệ. Việc tìm hiểu và đam mê công nghệ là rất tốt, nhưng không nên thái quá. Trong một lớp học ngoại ngữ, công nghệ không phải là đích đến cuối cùng, mà đóng vai trò hỗ trợ, giúp cho giáo viên và học viên giảng dạy và học tập hiệu quả hơn. Nói cách khác, trong lớp học, giáo viên luôn phải ghi nhớ mục đích cuối cùng là chất lượng dạy và học, ICT là công cụ hỗ trợ. Do đó, một giáo viên ngoại ngữ không nên quá sa đà vào công nghệ mà quên mất nhiệm vụ chính của mình: giảng dạy.
Bình tĩnh và kiên nhẫn
Khi làm việc với ICT, giáo viên cũng cần phải chuẩn bị tinh thần cho tình huống mọi việc không diễn ra như ý muốn của mình. Đôi khi giáo viên gặp những sự cố kĩ thuật ngoài ý muốn và rất dễ trở nên mất kiên nhẫn với chiếc máy tính của mình. Ví dụ, khi cần trình chiếu, vì một lí do nào đó mà máy tính lại không thể kết nối với máy chiếu. Vấn đề có thể đơn giản chỉ nằm ở cái giắc cắm, hoặc đơn giản chỉ cần khởi động lại máy tính là giải quyết được. Tuy nhiên, nếu mất bình tĩnh, có thể giáo viên sẽ không khắc phục được và trục trặc tưởng như rất nhỏ đó có thể sẽ làm hỏng cả một bài giảng đã được chuẩn bị công phu từ trước đó. Có thể thấy bình tĩnh và kiên nhẫn cũng là những yếu tố cần có khi ứng dụng ICT.
Ý thức tự chủ của người học
Ý thức tự chủ trong học tập của người học cũng là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới mức độ hiệu quả của việc ứng dụng ICT. Rất may mắn là ngày nay nhiều người học có ý thức tự chủ cao. Tuy vậy, không thể nói là không có nhiều người học ý thức tự chủ còn thấp (Ismail and Yusof, 2012). Thêm vào đó, sự cám dỗ là rất lớn khi học viên được sử dụng các thiết bị công nghệ cao (máy tính, điện thoại, máy tính bảng), dẫn tới hiện tượng nhiều học viên thích đọc báo hay chơi game thay vì sử dụng các thiết bị này để học tập. Vấn đề này đòi hỏi giáo viên phải có khả năng kiểm soát và tổ chức lớp học tốt, phải tạo ra các cơ hội tương tác nhiều hơn cho học viên, làm bài giảng sinh động và hấp dẫn hơn.
Kĩ năng máy tính của người học
Cũng cần phải lưu ý thêm một thực tế là có một số học viên gặp khó khăn khi sử dụng máy tính, đặc biệt khi học viên được học trong các phòng học trang bị công nghệ cao như phòng học đa phương tiện multi-media. Ở một số trường học, học viên không được thường xuyên sử dụng phòng học loại này (thường thì chỉ 1 hoặc 2 tiết/tuần), nên nhiều học viên học sử dụng thiết bị xong rồi lại quên. Thêm vào đó, thời lượng học trong các phòng học loại này thường ngắn, học viên chưa kịp làm quen với thiết bị, còn đang tìm hiểu cách sử dụng hay tìm kiếm thông tin thì đã hết thời gian học. Giải quyết vấn đề này không khó, giáo viên (nếu có sự hỗ trợ của nhân viên kĩ thuật thì càng tốt) nên tổ chức một vài buổi giúp học viên làm quen với trang thiết bị trước khi tham gia học.
Ngoài những lưu ý nêu trên, còn một số vấn đề sau mà giáo viên có thể phải lưu tâm khi ứng dụng ICT trong giảng dạy:
Về cơ sở vật chất
Giáo viên phải biết rõ ở cơ sở đào tạo của mình có thể truy cập được Internet hay không, đường truyền có đáng tin cậy không, có đủ nhanh để tải các file audio, video hay game không, có sẵn máy tính để dùng không hay phải tự trang bị … Nắm bắt được các vấn đề này sẽ giúp giáo viên có được sự chuẩn bị tốt nhất trước khi lên lớp, tránh rơi vào tình huống không thể dạy được nội dung mong muốn mặc dù đã chuẩn bị trước cẩn thận.
Về thời gian
Giáo viên cũng cần phải xác định liệu họ có đủ thời gian dành cho việc sử dụng ICT trong giảng dạy, soạn bài hay không, có thời gian để tìm hiểu và nâng cao kĩ năng sử dụng công nghệ hay không, việc sử dụng ICT có giúp giáo viên giảm bớt thời gian soạn bài hay lại làm mất thêm thời gian… Giáo viên cũng cần phải trả lời các câu hỏi trên để có thể quản lí thời gian của mình một cách hiệu quả. Cũng cần lưu ý là ban đầu việc học sử dụng ICT thường mất nhiều thời gian, nhưng sau khi đã thành thạo, ICT sẽ giúp giáo viên giảm đáng kể thời lượng chuẩn bị bài.
Về hiệu quả đào tạo và tính kinh tế
Nhiều nhà quản lí ủng hộ các sáng kiến đổi mới, đặc biệt là việc ứng dụng ICT và sẵn sàng đầu tư cho giáo viên học tập, nâng cao kĩ năng sử dụng ICT và nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ cho ứng dụng ICT vào giảng dạy. Tuy nhiên, các nhà quản lí cũng luôn phải tính đến tính hiệu quả và tính kinh tế của các quyết định của mình. Do đó, từ phía mình, giáo viên cũng cần phải chứng minh cho các nhà quản lí thấy được ứng dụng ICT là hiệu quả (chứ không phải ngược lại). Và về dài hạn, ở chừng mực nào đó giáo viên cũng nên cố gắng chứng minh việc ứng dụng ICT sẽ đem lại lợi ích cả về chất lượng đào tạo và kinh tế cho cơ sở giáo dục của mình.
Về bản quyền
Trong thời đại hiện nay, bản quyền cần phải được tôn trọng. Mọi thông tin được sử dụng cần phải được cho phép và phải được trích dẫn đầy đủ. Ngoài ra, hiện có rất nhiều phần mềm miễn phí trên mạng Internet cho phép giáo viên sử dụng trong giảng dạy.
- Đề xuất một số giải pháp
Phần này tóm tắt lại một số giải pháp gợi ý đối với một số vấn đề được trình bày ở phần trên.
Thứ nhất, giáo viên nên chuẩn bị cho mình tâm lí thoải mái, tự tin, sẵn sàng tìm hiểu và trải nghiệm công nghệ. Làm được như vậy, dần dần giáo viên sẽ vượt qua được cảm giác e ngại đối với sự mới lạ của công nghệ, nhiều giáo viên thậm chí còn cảm thấy thú vị, dần hình thành niềm đam mê và luôn mong chờ được cập nhật những thay đổi mới nhất của công nghệ.
Thứ hai, giáo viên nên chủ động xây dựng cho mình một động lực, một quyết tâm: phải thay đổi, phải học tập để trang bị cho mình kiến thức và kĩ năng sử dụng ICT, từ đó nâng cao chất lượng bài giảng.
Thứ ba, không chỉ dừng lại ở việc xây dựng động lực mà giáo viên phải chủ động thực hiện việc tự học và học từ người khác. Có như vậy họ mới phát triển được kĩ năng sử dụng công nghệ ICT để nâng cao chất lượng bài giảng của mình.
Thứ tư, giáo viên cần mạnh dạn trong suy nghĩ, chủ động phát huy sự sáng tạo của mình khi thiết kế bài giảng. Giáo viên nên sử dụng tài nguyên để xây dựng bài giảng cho riêng mình chứ không nên chỉ dừng lại ở việc dùng những gì mà người khác đã tạo ra sẵn.
Thứ năm, giáo viên nên chủ động phát triển kĩ năng tìm kiếm thông tin trên Internet. Một điểm cần lưu ý là giáo viên hiện nay có rất nhiều công cụ tìm kiếm (Google, Yahoo, Bing …), điều giáo viên cần làm là phải xác định được các từ khóa diễn đạt đúng yêu cầu của mình và phải biết chọn lọc thông tin mình cần từ rất nhiều kết quả mà mình tìm được.
Thứ sáu, giáo viên cần bình tĩnh và kiên nhẫn để có thể xử lí các tình huống khó khăn khi mà mình gặp phải khi ứng dụng công nghệ ICT.
Thứ nhất, giáo viên nên chuẩn bị cho mình tâm lí thoải mái, tự tin, sẵn sàng tìm hiểu và trải nghiệm công nghệ. Làm được như vậy, dần dần giáo viên sẽ vượt qua được cảm giác e ngại đối với sự mới lạ của công nghệ, nhiều giáo viên thậm chí còn cảm thấy thú vị, dần hình thành niềm đam mê và luôn mong chờ được cập nhật những thay đổi mới nhất của công nghệ.
Thứ hai, giáo viên nên chủ động xây dựng cho mình một động lực, một quyết tâm: phải thay đổi, phải học tập để trang bị cho mình kiến thức và kĩ năng sử dụng ICT, từ đó nâng cao chất lượng bài giảng.
Thứ ba, không chỉ dừng lại ở việc xây dựng động lực mà giáo viên phải chủ động thực hiện việc tự học và học từ người khác. Có như vậy họ mới phát triển được kĩ năng sử dụng công nghệ ICT để nâng cao chất lượng bài giảng của mình.
Thứ tư, giáo viên cần mạnh dạn trong suy nghĩ, chủ động phát huy sự sáng tạo của mình khi thiết kế bài giảng. Giáo viên nên sử dụng tài nguyên để xây dựng bài giảng cho riêng mình chứ không nên chỉ dừng lại ở việc dùng những gì mà người khác đã tạo ra sẵn.
Thứ năm, giáo viên nên chủ động phát triển kĩ năng tìm kiếm thông tin trên Internet. Một điểm cần lưu ý là giáo viên hiện nay có rất nhiều công cụ tìm kiếm (Google, Yahoo, Bing …), điều giáo viên cần làm là phải xác định được các từ khóa diễn đạt đúng yêu cầu của mình và phải biết chọn lọc thông tin mình cần từ rất nhiều kết quả mà mình tìm được.
Thứ sáu, giáo viên cần bình tĩnh và kiên nhẫn để có thể xử lí các tình huống khó khăn khi mà mình gặp phải khi ứng dụng công nghệ ICT.
- Thay lời kết
Hiện nay, ứng dụng ICT đã trở thành yêu cầu quan trọng trong dạy và học ngoại ngữ. Tuy nhiên, hiện còn nhiều vấn đề cản trở giáo viên ứng dụng ICT một cách hiệu quả. Dù có thể gặp những khó khăn nhất định, từ phía chủ quan hay khách quan, thì việc nắm bắt những vấn đề nêu trên và có giải pháp hiệu quả cho những vấn đề đó sẽ góp phần giúp giáo viên bớt e ngại, tự tin và mạnh dạn hơn để có thể ứng dụng ICT thành công trong việc giảng dạy ngoại ngữ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Benson, P. (2011). Teaching and Researching Autonomy in Language Learning. 2nd Edition. Hallow: Longman/Pearson Education.
- Goktas, Y., Yildirim, S. & Yildirim, Z. (2009). Main barriers and possible enablers of ICTs integration into pre-service teacher education programs. Educational Technology & Society, 12 (1), 193 – 204.
- Holec, H. (1981). Autonomy in Foreign Language Learning. Oxford: Pergamon.
- Ismail, N. & Yusof, M. A. M. (2012). Using language learning contracts as a strategy to promote learner autonomy among ESL learners. Procedia – Social and Behavioral Sciences, 66 (2012) 472 – 480.
- Thibeault, T. (2013, December). Introduction to ICT/CALL. ICT Courses for Vietnamese Teachers of English. Lecture conducted in Danang College of Foreign Languages, Danang, Vietnam.
- Thibeault, T. (2013, December). Issues when implementing ICT/CALL. ICT Courses for Vietnamese Teachers of English. Lecture conducted in Danang College of Foreign Languages, Danang, Vietnam.
- Umar, I. N. & Hussin, F. K. (2013). ICT coordinators’ perceptions on ICT practices, barriers and its future in Malaysian secondary schools: Correlation analysis. Procedia – Social and Behavioral Sciences, 116 (2014) 2469 – 2473.
- Rhodes, B. (2009, September 20). Chalk and Talk [video file]. Retrieved March 6, 2014 f-rom https://www.youtube.com/watch?v=GzEHgVbhdio